Chạy bộ được xem như một môn thể thao đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh xương khớp, chạy bộ đúng cách sẽ mang đến vô số lợi ích cũng như tăng độ linh hoạt, tránh nhiều di chứng nghiêm trọng.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chạy bộ thật sự là một môn vận động đơn giản giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của xương khớp bất kể ở đối tượng nào. Đặc biệt, nếu biết cách thực hiện hợp lý thì ngay cả những bệnh nhân viêm khớp hay thoái hóa khớp nhẹ cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dưới đây là một số lưu ý khi người bệnh khớp muốn tham gia tập chạy, đi bộ.
Trước khi tham gia chạy bộ, bất kỳ ai cũng cần phải được lượng giá sức khỏe về cơ – xương – khớp của bản thân để có thể khảo sát tổng thể tình trạng hiện tại từ đó xây dựng nên một kế hoạch tập luyện phù hợp với thể trạng và tránh được nhiều chấn thương không đáng có.
Ở cơ thể cũng cần có thời gian để có thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng đồng thời hàn gắn, xoa dịu các tổn thương bên trong khớp mỗi khi hoàn thành luyện tập.
Không thể quá lạm dụng mà thúc ép bản thân tập luyện với tần suất liên tục, không ngừng nghỉ. Thời gian hợp lý để đạt hiệu quả tối nhất là nên chạy bộ mỗi tuần tối đa 3 – 5 ngày, mỗi ngày chạy không quá 30 phút với quãng đường vừa phải trong ngưỡng chịu được của bản thân. Bất cứ lúc nào gặp chấn thương cũng nên tạm dừng luyện tập cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Đối với người mới luyện tập cũng như người có vấn đề về xương khớp, khi bắt đầu tập luyện nên kết hợp giữa hình thức chạy bộ, đi bộ và nghỉ ngơi. Điều này sẽ hỗ trợ cơ thể quen với việc vận động nhằm tăng cường thể lực và ngăn ngừa chấn thương.
Khi kết hợp các động tác này với một thời gian luyện tập hợp lý, đảm bảo người bệnh khớp sẽ có thể giữ vững nhịp độ chạy với hành trình ổn định giúp khớp gối được chuyển động linh hoạt và tăng cường chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp từ đó cũng giảm áp lực lên khớp gối và nâng cao thể trạng.
Bên cạnh việc duy trì thói quen vận động hợp lý thì người bệnh cần xây dựng thêm một chế độ ăn uống khoa học, cân đối đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu như: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất,… nhằm chăm sóc cho xương khớp ngay từ bên trong thêm phần chắc khỏe và dẻo dai.
Đồng thời cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm như các thức ăn nhiều gia vị, các chất kích thích,…
Nên duy trì thói quen thăm khám định kỳ để có thể theo dõi và kiểm soát bệnh kịp thời từ đó có thể điều chỉnh được chế độ tập luyện hợp lý, đúng khoa học.
Hãy tạo dựng cho mình thói quen luyện tập dù bạn có mắc bệnh hay không. Việc nâng cao chất lượng sức khỏe cũng chính là tiền đề xây nên một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.
Source: vnexpress.net – Text: Kchannel
Có thể bạn quan tâm!
Hiểu về vitamin tổng hợp và cách dùng tránh gây hại sức khoẻ
Vào ngày 6-7/11/2024, chuỗi Sự kiện Hội chợ triễn lãm Doanh nghiệp Hàn -Việt 2024…
ĐÀI BẮC, 10/10/2024, MICROIP và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố…
VIÊN, 10/10/2024, Huawei đã tổ chức Diễn đàn Đổi mới vì Đa dạng sinh học…
THƯỢNG HẢI, 08/10/2024, Ngày 25 tháng 9, Mouser Electronics, Inc., nhà phân phối linh kiện…
Một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện có danh sách…
Thiết kế hoàn toàn bằng kim loại theo phong cách 2100, vô cùng mỏng nhẹ…