Nhận biết giữa kim cương thật và giả

Trên các mạng xã hội, không hiếm để thấy các tin quảng cáo bán kim cương với các giá siêu hời, kèm theo đó là giấy chứng nhận GIA (tổ chức kiểm định kim cương quốc tế). Nhưng sự thật đằng sau những viên kim cương giá hời đó lại là các chiêu trò nhằm đánh lừa khách hàng.
Kim cương thô tự nhiên chưa qua xử lý
Kim cương là loại đá quý có cấu trúc tinh thể hoàn hảo cho việc chế tác trang sức. Không những thế, trái Đất phải mất hàng tỷ năm để tạo ra được kim cương với số lượng rất hạn chế. Vì vậy, giá một viên kim cương thiên nhiên không hề rẻ.

Kim cương nhân tạo hay còn gọi là kim cương tổng hợp. Nó được sản xuất trong phòng thí nghiệm, nhờ vào các công nghệ tiên tiến. Kim cương tổng hợp được hình thành trong thời gian rất ngắn và sở hữu gần như tất cả các ưu điểm của kim cương tự nhiên. Dù là nhân tạo nhưng vẫn là kim cương. Do đó, giá của kim cương tổng hợp cũng rẻ và chênh lệch khoảng 30% so với kim cương tự nhiên.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu được một viên kim cương của các quý bà, cô gái. Lần lượt các nhà kinh doanh trang sức còn túng thị trường các loại đá cubic zirconia (CZ – một loại đá tổng hợp) núp bóng dưới tên “kim cương nhân tạo” với chất lượng thấp nhằm mục đích đánh lừa người mua. Có thể nói, với ngân sách chỉ vài triệu đồng không thể nào mua được kim cương thật. Tuy nhiên, trong các tiệm trang sức cao cấp vẫn bán những món trang sức “kim cương thiên nhiên” với giá rẻ bất ngờ.


Một viên đá Moissanite được rao báng trên mạng

Kẻ mạo danh Moissanite

Loại khoáng vật có độ tỏa sáng, độ cứng và độ dẫn nhiệt gần như kim cương thật. Do những đặc tính trên nên khi sử dụng bút thử kim cương trên thị trường hiện nay hoàn toàn vô tác dụng với nó. Nên người ta còn đặt cho nó cái tên “ kẻ mạo danh kim cương”.  và từng có thời gian gần 1 thập kỷ từ lúc mới phát hiện, người ta cho rằng Moissanite chính là kim cương. Nhưng thật ra, đây chỉ là 1 loại khoáng vật, không phải kim cương.

Moissanite được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Henri Moissan. Ông đã lấy tên mình để đặt cho loại khoáng sản Cacbua Silic này. Loại khoáng vật này rất khó tạo thành trong tự nhiên và do đó, Moissanite gần như được sản xuất thông qua tổng hợp nhân tạo. Và nó cũng chỉ là 1 dạng đá quý tổng hợp nên các loại máy giám định bình thường, kính hiển vi… rất khó phát hiện, chỉ có những loại máy giám định hiện đại (giá vài chục ngàn USD) mới phân biệt được.


Giấy kiểm định kim cương quốc tế GIA

Hàng thật nhưng giả

GIA  (Gemological Institute Of America) – Trung tâm Đá Quý Hoa Kỳ. Một đơn vị có uy tín toàn cầu trong việc giam định các sản phẩm vàng bạc, đá quý. Giấy kiểm định kim cương GIA cung cấp đầy đủ và khoa học về kết cấu, hình dạng, đường nét, màu sắc, cách cắt, trọng lượng và tỉ lệ của mỗi một viên kim cương. Trong giấy kiểm định cũng chứa những thông tin về các phương pháp đã được áp dụng nhằm xử lý viên kim cương. Đây được xem là tiêu chuẩn để định lượng nguồn gốc, giá trị của mỗi một viên kim cương trên thị trường quốc tế hiện nay.

Related Post

Dù được xem như giấy khai sinh, bản lý lịch đi kèm của mỗi viên kim cương thiên nhiên và nhân tạo. Nhưng nhiều cửa hàng đã sử dụng chiêu trò để nhân bản loại giấy này rất nhiều, với các mánh lới vô cùng tinh vi.

Mã số được khắc lên trên mỗi viên kim cương đã được kiểm định

Một viên kim cương được GIA giám định kèm một mã số đi kèm. Mã số này cũng được khắc trên viên kim cương đó. Nhưng sau khi mua về sẽ dùng một viên kim cương tự nhiên khác, chất lượng kém hơn để thay vào bằng cách khắc lại mã số lên viên kim cương đó. Sau đó, viên đá ban đầu sẽ được mài mã số cũ rồi tiếp tục mang đi giám định. Cứ như vậy, vòng tuần hoàn cứ tiếp diễn. Và khách hàng cứ hí hửng cho rằng đã mua được kim cương với giá hời.

Có thể thấy kim cương thiên nhiên trên những món trang sức vàng giá rẻ không thể là kim cương thật. Nếu có, cũng chỉ là hàng thứ phẩm.

Text: Kchannel – Source: pnj.com.vn – Hình: Internet

kchannel

Recent Posts