Bạn đã biết phương thức ghi điểm ấn tượng trong những buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh chưa?
Ngay từ những ấn tượng trong các buổi phỏng vấn, bạn có thể đã gây mất điểm khi không thể hiện được hết khả năng vấn đáp bởi nó được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể là tiếng Anh. Hãy thả lỏng và tham khảo một số câu hỏi phổ biến cùng câu trả lời sau đây để trau dồi thêm kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn trong lần phỏng vấn tiếp theo nhé!
“Tell us about yourself” – Hãy kể về bản thân bạn
Bản chất đây không phải là câu hỏi xoáy sâu vào thông tin cuộc sống cá nhân của bạn. Thứ họ quan tâm chính là việc bạn có hội tụ những kiến thức, kỹ năng nào liên quan đến vị trí đang tuyển dụng đồng thời họ cũng yêu cầu được nghe định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn nếu có cơ hội tham gia vào công việc này.
Hạn chế tối đa những câu trả lời vụn vặt cùng những chi tiết dư thừa. Hơn hết, tuyệt đối nói không với những từ lóng hay những lỗi sai ngữ pháp cơ bản. Hãy ngắn gọn phô bày những yếu tố mà bạn có thể đáp ứng được cũng như khả năng, đam mê, hướng phát triển mà bạn hoạch định ra.
Ví dụ:
→ I’ve been working as a content creator at XYZ company for 2 years and my duties included creating entertaining or educational material to be expressed. I have always been interested in reading and writing which was why I chose to follow this career path. I studied at ABC college, where I gained my first diploma about creating content.
(Tôi đã và đang làm ở vị trí sáng tạo nội dung tại công ty XYZ trong 2 năm và nhiệm vụ của tôi bao gồm sáng tạo những nội dung giải trí hoặc giáo dục. Tôi rất thích đọc và viết, chính điều đó khiến đã khiến tôi quyết định đi theo con đường này. Tôi đã có được chứng chỉ đầu tiên về sáng tạo nội dung ở trường đại học ABC.)
“What are your weaknesses?” – Bạn có điểm yếu nào không?
Bất kỳ ai cũng đều có điểm yếu nhưng bạn không thể cứ lần lượt bày tỏ những điểm ấy một cách xáo rỗng, vô nghĩa. Tự nhận thức được điểm yếu bản thân là tốt nhưng hãy trình bày nó kèm với ý chí cố gắng khắc phục, một tinh thần cầu tiến có thể vượt qua các thiếu sót mà trở nên hoàn thiện hơn.
Ví dụ:
Trong trường hợp bạn là một người dành quá nhiều thời gian cho một dự án và làm trễ nải những công việc khác. Hãy thử biến nhược điểm của mình thành ưu điểm bằng phương pháp sau:
→ I sometimes am slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate.
(Thỉnh thoảng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình chậm hơn so với những người khác bởi tôi thực sự muốn mọi việc được xử lý một cách ổn thỏa. Tôi sẽ kiểm tra lại hồ sơ và tài liệu khoảng 2 hoặc 3 lần để đảm bảo mọi thứ đều đúng.)
“Why did you leave your last job?” – Tại sao bạn lại không tiếp tục ở công ty cũ?
Nếu đã có kinh nghiệm làm việc, hầu như các nhà tuyển dụng đều sẽ thắc mắc lý do tại sao với năng lực của bạn theo như lời giới thiệu trước đó mà lại rời bỏ vị trí công việc cũ. Đừng dại dột mà kể xấu về cấp trên hay các xung đột tại chỗ làm cũ nếu có, bởi khi bạn tìm kiếm một công việc mới nằm trong phạm vi cùng lĩnh vực rất có thể sẽ dễ dàng rơi vào tình thế khó xử nếu biết được công ty trước đó lại là đối tác của công ty đang phỏng vấn. Đồng thời sẽ dễ bị nghi ngờ về kỹ năng làm việc và thái độ hoạt động sau này.
Khi đối diện với câu hỏi này, hãy đưa nó đến một hướng đi tích cực nhất thể hiện được mục tiêu của bản thân bạn.
Ví dụ:
→ I’m looking for new challenges.
(Tôi muốn tìm kiếm những thách thức mới.)
→ I’m looking for a job that suits my qualifications.
(Tôi đang tìm một công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của tôi.)
“Why should we hire you?” – Tại sao chúng tôi phải tuyển dụng bạn?
Đa phần những buổi phỏng vấn đều sẽ đề cập đến vấn đề này. Họ yêu cầu một ứng viên hiểu được mức độ quan trọng của vị trí công việc, mong muốn khai thác định hướng, kế hoạch tương lai và chắc chắn rằng bạn là sự đầu tư đúng đắn.
Hãy thử kể về những thành tựu nổi bật của bản thân, sự tận tâm, nhiệt huyết mà bạn dành cho công việc cũng như những điều chỉnh, ý kiến hỗ trợ cho công việc được đi đúng hướng.
Không dừng lại ở đó hãy giả tưởng rằng nếu bạn được nhận vào vị trí này bạn sẽ cung cấp cho công ty những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nào nhằm phát triển công việc một cách tối ưu nhất nhưng vẫn bám sát với điều kiện thực tế.
“What kind of salary do you expect?” – Bạn mong đợi một mức lương như thế nào?
Một dạng câu hỏi rất quen thuộc nhưng dễ khiến bạn gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy tìm hiểu mức lương phù hợp với phân khúc và trình độ của bản thân trước. Thật sự lý trí và tỉnh táo chỉ rõ những điểm mạnh mà bạn sở hữu, những kỹ năng mà bạn có thể giúp ích trong tương lai để từ đó nêu cụ thể mức lương phù hợp dành cho bản thân.
Thực sự các công ty tuyển dụng đã định sẵn mức lương cho các ứng viên. Nhưng họ mong muốn lắng nghe sự thấu hiểu của bạn về ngành làm việc mà bạn theo đuổi và họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu bạn thừa hưởng thêm những năng lực nổi bật.
“Do you have any questions for us?” – Bạn có thắc mắc nào đặt cho chúng tôi không?
Một câu hỏi chốt màn cho những buổi phỏng vấn thế nhưng đừng lơ là mà hủy hoại cả quá trình mà bạn đã thể hiện đặc sắc trước đó, hãy nhân cơ hội này tạo thêm ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
Thay vì biến nó thành một hình thức kết thúc qua loa bằng những câu hỏi ngớ ngẩn, thiếu tinh tế, hãy cho các nhà tuyển dụng biết rằng bạn là một ứng viên có đam mê, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng đặt ra những thắc mắc cụ thể, khai thác rộng hơn các vấn đề, tình huống. Hãy tham khảo thử những câu hỏi sau đây:
→ There is one thing I did not understand in the job description, can you explain it for me?
(Có một điều trong mô tả công việc mà tôi chưa hiểu, anh có thể giải thích giúp tôi được không?)
→ What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend?
(Quyền lợi của nhân viên bao gồm những gì? Tôi có phải làm việc vào cuối tuần không?)
→ Does the company offer in-house training to staff
(Công ty có đào tạo nhân viên mới không?)
Một vài câu hỏi thường gặp khác
What are your short term goals? – Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?
→ My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for.
(Đó là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi sở hữu. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi sẽ làm việc.)
What does success mean to you? – Bạn nghĩ thành công có nghĩa là gì?
→ Success means to achieve a goal I have set for myself.
(Thành công có nghĩa là đạt được mục tiêu mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình.)
What does failure mean to you? – Vậy với thất bại thì sao?
→ I think to fail at something is making a mistake and not learning anything from it.
(Tôi nghĩ rằng thất bại trong việc gì đó là phạm sai lầm và không học được bất cứ điều gì từ nó.)
Một buổi phỏng vấn có thể được dẫn dắt theo nhiều hướng khác nhau và trên đây chỉ là những câu hỏi phổ biến thường gặp. Hãy chắc chắn rằng bạn đã phổ cập đầy đủ các kiến thức về công việc ứng tuyển và công ty phỏng vấn, đặc biệt chính là thái độ tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy tinh tế trong từng câu trả lời, đừng vội vã mà gây mất điểm ở những lỗi nhỏ vặt vãnh. Chúc bạn trong tương lai sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc và tìm kiếm được lối phát triển cho bản thân nhé!
Text: Kchannel – Source: vnexpress
Có thể bạn quan tâm!
4 thói quen hàng ngày từ các tỷ phú thế giới mà bạn nên học hỏi
Trầm cảm: căn bệnh khủng hoảng thời kỳ hiện đại với sự lên ngôi của mạng xã hội
Vào ngày 6-7/11/2024, chuỗi Sự kiện Hội chợ triễn lãm Doanh nghiệp Hàn -Việt 2024…
ĐÀI BẮC, 10/10/2024, MICROIP và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố…
VIÊN, 10/10/2024, Huawei đã tổ chức Diễn đàn Đổi mới vì Đa dạng sinh học…
THƯỢNG HẢI, 08/10/2024, Ngày 25 tháng 9, Mouser Electronics, Inc., nhà phân phối linh kiện…
Một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện có danh sách…
Thiết kế hoàn toàn bằng kim loại theo phong cách 2100, vô cùng mỏng nhẹ…