Bất ngờ với bổng lộc phi tần trong hậu cung thời vua Tự Đức

Vua Tự Đức là vị vua có thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử triều đình Nhà Nguyễn từ 1847 – 1883 (gần 36 năm). Theo sách Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Nguyễn, Nhà Vua Tự Đức được xem là nhà vua hay chữ, chăm chỉ, nhân từ, luôn hết lòng vì nước vì dân.

Bức họa Vua Tự Đức

 

Vua Tự Đức là vị vua thứ tư của Nhà Nguyễn, tên huý là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay Nguyễn Phúc Thì (1829 – 1883) là con thứ của vua Thiệu Trị nhưng là con của đích mẫu Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm Thị Hằng nên được vua cha ban quyền kế vị. Nhà Vua có tới 104 bà phi tần nhưng không có con, phi tần của vua thời kỳ này được chia làm 9 bậc, mỗi bậc là một danh xưng khác nhau. Điều đáng chú ý trích dẫn từ cuốn sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ được Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành là các phi tần được ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc mà họ được phong.

Ảnh một phi tần trong hậu cung Tự Đức, ảnh Charles-É douard Hocquard

 

  • Hoàng Hậu mỗi năm nhận được 1000 xâu tiền (800 Franc), 250 đấu gạo màu, 50 đấu gạo trắng, 60 súc lụa để may xiêm y.
  • Nhất Giai Phi: mỗi năm nhận được 500 xâu tiền, 205 đấu gạo màu, 45 đấu gạo trắng, 48 súc lụa may xiêm y.
  • Cửu Giai Tài Nhân: 53 xâu tiền ít ỏi, 180 đấu gạo màu, 56 đấu gạo trắng, 12 súc lụa.

 

Ngoài ra trong lời kể của Charles-Édouard Hocquard – thiếu tá quân y kiêm nghệ sỹ nhiếp ảnh người Pháp đề cập đến đời sống hậu cung của các bà vợ vua. Phi tần được đem theo một số hầu gái tuỳ cấp bậc trong cung của mình và tự bỏ tiền ra chi trả cho họ. Hoàng Hậu được chọn theo hầu 12 hầu gái và tài nhân cấp thấp nhất có 3 hầu gái. Những người hầu gái này làm hết tất cả mọi việc, họ làm việc dưới sự giám sát của các nữ giám sát già hơn và những nữ giám sát này mặc y phục giống với y phục phu nhân của quan đại thần. Số lượng các nữ giám sát trong cung thời Tự Đức là 60 người và chia là 6 bậc. Nữ công có đến 300 người chia thành 6 bậc, đồng phục gồm quần dài, váy và khăn đầu màu lục.

Biệt điện của Nhà Vua, ảnh Charles-É douard Hocquard

 

Cũng theo tác giả này, mỗi ngày vua có 15 người vợ và 30 a hoàn phục vụ, những a hoàn này cầm kiếm gác tất cả lối ra vào tẩm điện. Những người khác hầu hạ các việc thuờng ngày của vua, 5 người trong số thị nữ luôn ở cạnh để phục vụ ngài và mỗi ngày lại đổi một kíp. Như vậy có thể thấy số thị nữ trong cung nhiều đến mức nào, thị nữ lên đến 579 người cộng thêm 455 a hoàn và tất cả đều ăn bổng lộc của triều đình.

Ngọ Môn, ảnh Charles-É douard Hocquard

 

Khi một phi tần của nhà vua bị bệnh, họ được cách ly trong phòng thuốc của hậu cung và được thái y chữa trị với sự canh chừng bởi một thái giám. Nếu phi tần có số phận không may mắc bệnh vô phương cứu chữa thì được gởi trả về nhà hoặc nếu chết họ được đưa xác qua tường hoàng thành bằng một dây tời. Đây là một quy định của cung cấm vì theo quan niệm của vua chúa thời xưa: “Không bao giờ được đưa xác chết qua cánh cổng chỉ dành riêng cho vua chúa. Và kể cả vua chúa cũng không phải là ngoại lệ, khi nhà vua băng hà, quan tài sẽ được đẩy qua một lỗ hổng đục trên tường sau này trám lại” tác giả Charles-É douard Hocquard viết. Những chia sẻ này đã phần nào hé lộ cuộc sống của các phi tần hậu cung Việt Nam ngày xưa, giúp thế hệ ngày nay có thể hiểu hơn về các quy định và cung quy của thời kỳ này. 

Khiêm Lăng của Vua Tự Đức

Toạ lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh nay là thôn Thượng Ba, phường Xuân Thuỷ, thành phố Huế

Text: Kchannel – Source: thanhnien.vn – Ảnh: Internet

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC