Giải vô địch quốc gia V-League trở thành miền đất hứa với các vũ công Samba

Trong 2 năm trở lại, sự gia tăng đáng kể các cầu thủ Brazil, cho thấy tư duy trong cách làm bóng đá của nhiều CLB V-League đã được thay đổi theo chiều hướng phát triển của bóng đá thế giới.

Thực tế cho thấy, dòng chảy Brazil hóa chiếm phần lớn lượng cầu thủ đang thi đấu trên toàn thế giới. Và đây được xem là ngành xuất khẩu quan trọng của Brazil, hằng năm các cầu thủ trẻ ở đây luôn phải thi đấu hết mình trước sự quan sát của vô số ánh nhìn tuyển trạch viên khắp nơi trên thế giới, ai thể hiện được mình sẽ được sang châu Âu trước 18 tuổi để có thời gian đủ tốt thích nghi.

Những cầu thủ chậm phát triển thì sẽ phải tiếp túc cố gắng chứng tỏ mình để được thi đấu tại Seria A Brazil, một số khác không cạnh tranh được sẽ phải trôi dạt tới các hạng đấu thấp hơn ở châu Á, Bắc Mĩ,…

Ở Việt Nam, làn sóng các cầu thủ Brazil đổ bộ cũng đã xuất hiện từ khoảng những năm đầu 2000 với những cái tên để lại ấn tượng sâu sắc như Huỳnh Kesley Alves (Bình Dương, HAGL, Đồng Nai), Leandro de Oliveira (Hải Phòng, Bình Dương), Fabio Dos Santos-Phan Văn Santos (Long An), Jose Emidio de Almeida (Đà Nẵng), Cristiano Roland (Hà Nội).

Nhưng giai đoạn cực thịnh, nhiều về số lượng, chuyên môn tốt, trải đều khắp các CLB ở V-League thì phải tới 2 năm trở lại đây mới để lại dấu ấn. Trước sự thăng tiến của các cấp đội tuyển bóng đá quốc gia dưới thời HLV Park Han Seo với lối chơi ban bật nhỏ, giữ bóng và kiểm soát đã chuyền cảm hứng cho những nhà làm bóng đá Việt mạnh dạn khai triển tư tưởng này. Và nhân sự ngoại được “điểm mặt gửi gắm” không đâu khác chính là các “vũ công samba”.

Theo như danh sách đăng kí ngoại binh các CLB V-League tham dự giải VĐQG 2020 chốt với công ty VPF  thì 14 đội dự giải, có 43 cầu thủ ngoại.

Giải vô địch quốc gia V-League trở thành miền đất hứa với các vũ công Samba
Ảnh: Zing.vn
Trong đó, dễ dàng nhận thấy sự vượt trội của 16 cầu thủ Brazil chiếm 37,2% số ngoại binh đủ điều kiện thi đấu ở mùa giải 2020. Nigeria là nước nhiều thứ 2 nhưng chỉ có 4 cầu thủ, bằng 1/4 so với các đồng nghiệp Brazil ở V.League 2020.

Pháp và Jamaica lần lượt góp mặt mỗi quốc gia 3 cầu thủ. 3 cầu thủ mang quốc tịch Pháp đều là người gốc Phi như Papa Ibou Kébé của CLB Hà Nội và Philippe Nsiah của Thanh Hóa (đều sinh ra ở Pháp); riêng Youssouf Touré của Bình Dương có thêm quốc tịch Bờ Biển Ngà. 3 chân sút người Jamaica như Fagan, Lynch của Quảng Ninh và Chevaughn Walsh của HAGL. Khu vực CONCACAF còn có 1 cầu thủ đến từ Mỹ là Victor Mansaray.

Nhóm các cầu thủ đến từ châu Phi có tổng cộng 11 người, trong khi đó các cầu thủ có quốc tịch châu Âu là 10. Serbia, Thụy Điển Croatia có mỗi nước 2 ngoại binh, riêng Bồ Đào Nha chỉ có tiền đạo Amido Balde của CLB TP.HCM. Qua các con số thống kê cho thấy, số lượng cầu thủ ngoại tính theo lục địa cũng chưa bằng số lượng riêng các cầu thủ đến từ xứ sở samba.

Hai cầu thủ châu Á duy nhất được đăng kí ở V.League 2020 đều là người Hàn Quốc. Tiền vệ Seo Dong-guk chơi cho CLB TP.HCM với suất ngoại binh châu Á cùng tham dự AFC Cup. Người còn lại là trung vệ Ahn Byung-Keon sinh năm 1988 của CLB Sài Gòn.

Giải vô địch quốc gia V-League trở thành miền đất hứa với các vũ công Samba
Ảnh Internet

Kể từ mùa giải 2019, các CLB V.League sẽ có 3 suất ngoại binh tham dự giải VĐQG. Mùa giải 2019, số lượng cầu thủ Brazil cũng là 16 người. Hầu hết ngoại binh Brazil đều được tái ký hợp đồng trong năm 2020. Và dự kiện, tất cả các ngoại binh Brazil này sẽ vẫn trụ lại giải đấu cao nhất Việt Nam, có chăng chỉ là sự thay đổi màu áo thi đấu giữa các CLB.

Mùa giải vừa qua, chứng kiến sự bùng nổ của các ngoại binh xứ samba khi họ đã thi đấu xuất sắc và trở thành trụ cột không thể thiếu của các CLB V-League, một trong số đó là những cái tên nổi bật như cặp đội tiền đạo nguy hiểm nhất giải đấu, Geovane Magno và Pedro Paulo, cả hai đã thi đấu rất ăn ý, hiệu quả với khả năng chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng khá cao. Con số 20 bàn thắng của cặp đôi này chiếm 2/3 số pha lập công Sài Gòn FC, trong đó, cá nhân Pedro Paulo xuất sắc trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất tại mùa giải LS V.League 1 – 2020 khi có 12 lần nổ súng, cùng chia giải thưởng này với anh cũng là một người Brazil khác không mấy xa lạ, chân sút Rimario Gordon của CLB Hà Nội.

Hiện tại, cả hai nòng pháo này đã chính thức chia tay Sài Gòn FC do không thống nhất các điều khoản lương thưởng để đầu quân cho hai ngã khổng lồ của bóng đá miền bắc là Hà Nội FC và Viettel.

Giải vô địch quốc gia V-League trở thành miền đất hứa với các vũ công Samba
Geovane nhận lương 20.000 USD/ tháng (Khoảng 460 triệu đồng) ở Hà Nội FC và đang là mức lương cao nhất V.League hiện tại
Denilson – nhà vô địch World Cup 2002 được Hải Phòng trả tới 35.000 USD/tháng năm 2009 (khoảng hơn 600 triệu đồng năm 2009). Huỳnh Kesley Alves, Gustavo của B.Bình Dương hay Vissai Ninh Bình cũng từng được chi trả lương tháng từ 20-30.000 USD (từ 460 triệu đồng đến khoảng 700 triệu đồng).

Rafaelson Bezerra Ferandes(Nam Định), tiền đạo sinh năm 1997 có chiều cao 1m85, cân nặng 90kg. Cùng với đó, anh có sức bật cực tốt và khả năng đánh hơi bàn thắng rất nhạy cảm. Anh là tiền đạo có trung bình bàn thắng kỳ vọng (khả năng tạo ra bàn thắng) trong 90 phút cao nhất tại V-League 2020.

Ngoài ra, khả năng chơi tốt bằng cả 2 chân giúp cho ngoại binh số 9 của Nam Định mùa vừa rồi được đánh giá là số ít tiền đạo để lại nhiều ấn tượng tại V-League. Anh có thể hình vạm vỡ, khả năng càn lướt, kỹ năng dứt điểm rất đa dạng. Con số 6 bàn thắng tuy không phản ánh đúng đẳng cấp của chân sút từng có thời gian thi đấu tại Giải VĐQG Brazil (Series A) và Nhật Bản (J.League).

Sau một mùa giải gây chú ý, Đà Nẵng đã nhanh chóng chốt hạ một bản hợp đồng có thời hạn 1 năm với mức lót tay và lương không được tiết lộ nhưng chắc chắn là cao hơn những gì anh được nhận tại Nam Định. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng chốt xong hợp đồng với lão tướng người Brazil, Hedipo Gustavo da Conceicao. Cựu nhạc trưởng của Becamex Bình Dương đã đồng ý đặt bút ký vào bản hơp đồng để trở thành ngoại binh thứ hai của SHB Đà Nẵng tại V-League 2021.

Những cái tên như Bruno Cunha, Caíque Lemes của Viettel, Janclesio Almeida Santos, Bruno Henrique De Soussa của Hà Tĩnh, Jose Pinto, Rodrigo Dias của Quảng Nam, Filipe Martins(Sông Lam Nghệ An), tất cả đều ghi dấu sâu sắc ở các CLB mà họ thi đấu, qua đó cho thấy chất lượng ngoại binh Brazil tại V-League đang ngày càng tốt hơn.

Giải vô địch quốc gia V-League trở thành miền đất hứa với các vũ công Samba
Ảnh: Internet

Hiện tại sau khi giải VĐQG 2020 kết thúc, các CLB có hơn 2 tháng để chuẩn bị nhân sự cho mùa giải 2021, dự kiến sẽ khởi tranh vào chung tuần tháng 01/2021, nhiều cuộc chuyển nhượng đã diễn ra, trong đó các cầu thủ Brazil ở mùa 2020 gần như sẽ vẫn tiếp tục thi đấu trong năm 2021, có chăng chỉ là sự thay đổi màu áo thi đấu của họ từ CLB cũ sang CLB mới với mức đãi ngộ cao hơn.

Text: Kchannel – Source: ttv.com.vn – Hình: Internet

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

    TIN MỚI