Nguyên nhân gây ra trầm cảm và tác hại của trầm cảm đến sức khoẻ như thế nào?

Vì đâu mà căn bệnh trầm cảm lại trở thành vũ khí vô hình lặng lẽ cướp đi sinh mạng của con người? Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ những tác hại nghiêm trọng của chứng rối loạn tinh thần này đến sức khỏe để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh hơn.

Hình: Internet

Trầm cảm là đang “vấn nạn” lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Căn bệnh trầm cảm gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cũng như làm thất thoát hàng tỷ USD đối với nền kinh tế thế giới.

Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi, từ tất cả các tầng lớp xã hội đang mắc phải chứng trầm cảm. Nó gây ra sự đau đớn tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, ngay cả những công việc hàng ngày đơn giản nhất.

Hình: Internet

Hậu quả của trầm cảm còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ như gia đình, bạn bè và khả năng sinh tồn của người mắc phải. Nguy hiểm hơn nữa, trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến tự sát, đặc biệt là độ tuổi từ 15-29 tuổi.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm

Hình: Internet
  • Yếu tố di truyền

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.

  • Giới tính

Theo các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ thường phải gánh chịu áp lực nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái nên dần không có thời gian chia sẻ cũng như thời gian chăm sóc bản thân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn nam giới.

  • Cơn căng thẳng kéo dài
Hình: Internet

Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lý như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.

  • Do ảnh hưởng bởi một số bệnh

Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim… có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm.

  • Yếu tố nội tiết
Hình: Internet

Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

  • Đối mặt với những sự kiện chấn động

Sự căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống thường ngày, sự mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh.

  • Thường xuyên mất ngủ

Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức dậy phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.

Related Post
  • Bất ổn trong tâm sinh lý
Hình: Internet

Nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và thích sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ trầm cảm đấy.

  • Yếu tố văn hoá – xã hội

Ngoài ra, những sang chấn tâm lý – xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi.

Tác hại của trầm cảm đến sức khỏe

Hình: Internet

Nếu phải kể đến những tác hại mà căn bệnh tâm lý này đã mang đến hẳn sẽ rất đa dạng và khủng khiếp. Không tự dưng mà giới khoa học và y học lại xếp trầm cảm vào danh sách những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với con người. Cụ thể, có thể kể đến những ảnh hưởng sau:

  • Bệnh tim
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, đau lưng
  • Giảm sức mạnh của hệ miễn dịch
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mất đi cảm giác ngon miệng hoặc ăn nhiều hơn
  • Mất ngủ triền miên hoặc ngủ li bì
  • Muốn tự sát hoặc luôn có cảm giác thôi thúc việc sát hại người khác
Hình: Internet

Trên đây là một vài nguyên nhân để nhận biết chứng trầm cảm và các tác động nghiêm trọng của trầm cảm lên cơ thể. Hãy luôn quan tâm đến bản thân và những người xung quanh bạn, nếu có những biểu hiện trầm cảm trên hãy nhanh chóng gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ để được hỗ trợ nhé!

Text: Kchannel – Source: Vietnamnet, Phunuonline

Có thể bạn quan tâm!

Trầm cảm: căn bệnh khủng hoảng thời kỳ hiện đại với sự lên ngôi của mạng xã hội

5 tựa sách hay về thiền định cho người mới bắt đầu

Mất ngủ là bệnh gì? Cách chữa trị chứng mất ngủ hiệu quả

4 thói quen hàng ngày từ các tỷ phú thế giới mà bạn nên học hỏi

Uống cà phê lành mạnh với 6 nguyên tắc sau đây

kchannel

Recent Posts