Nỗ lực bứt phá trên đường đua mở rộng thị phần bán lẻ

Sự bùng phát của Covid-19 là mối đe dọa “song sinh” đối với cuộc sống và kinh tế tại Việt Nam, hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm phù để các doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ”, gia nhập đường đua mở rộng thị phần bán lẻ, đưa thị trường bán lẻ Việt có sự bứt phá mới. 

Tình hình kinh doanh bán lẻ trong thời gian qua

Bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất trên cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực trong địa dịch Covid-19. Bán lẻ được cho là ngành có sự phát triển sôi động với sự gia tăng mạnh mẽ cả về tổng lượng, số lượng và quy mô của các chủ thể gia nhập thị trường bán lẻ trong năm 2019. Tuy nhiên, ngành này lại bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát.

Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ cho biết, có 4 khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt dưới tác động của Covid-19: sức mua và doanh số sụt giảm, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, thiếu hụt nguồn kinh doanh và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Mặc dù vậy nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng.

Trong những năm qua, cùng với sự mở rộng về quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, ước đạt 11,2%/ năm trong 4 năm qua. Nhờ vào sự xuất hiện của hệ thống các doanh nghiệp FDI và sự lớn mạnh nhanh chóng của một số doanh nghiệp lớn trong nước đã góp phần hiện đại hoá ngành bán lẻ trong nước.

Để thích ứng với tình hình dịch bệnh, thị trường bán lẻ đã có sự chuyển mình để đáp ứng thói quen mua sắm và tiêu dùng. Các nhà đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống và hiện đại sang kênh bán hàng trực tuyến.

Sau thời gian chờ đợi sự trở lại của hoạt động kinh tế, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại với các chương trình kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng từ các nhà phân phối lớn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3

Trong quý 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với quý 2, tăng 4,5% so với cùng kỳ nằm ngoái. Điều này cho thấy, sau khi dịch bệnh được kiểm soát ổn định, lĩnh vực kinh doanh bán lẻ bắt đầu có xu hướng tăng trưởng trở lại trên đường đua kinh doanh bán lẻ.

Nỗ lực tăng trưởng trong khó khăn.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan trong bối cảnh hiện nay, phải kể đến sự nỗ lực biến “nguy” thành “cơ” của một số thương hiệu bán lẻ lớn.

Theo báo cáo tài chính của VinCommerce, họ đạt doanh thu đến 23.678 tỷ đồng, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm này.

Còn đối với Saigon Co.op phát triển thêm 116 điểm bán bình quân mỗi năm và hiện tại đã phát triển được 849 điểm bán tại 43 tỉnh/thành, thu hút 350.000 lượt/ngày người đến mua sắm, tăng 26% so với 5 năm trước. Saigon Co.op đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới trong 5 năm tới đạt ít nhất 2.000 điểm bán và doanh thu tăng trưởng bình quân từ 8-10%/năm.

Nhà bán lẻ Satra cho biết, mục tiêu của họ đạt 5 siêu thị Satramart, 4 trung tâm thương mại Centre Mall, duy trì từ 150-250 cửa hàng mang thương hiệu Satra tron giai đoạn năm 2020-2025.

Ngoài ra, chuỗi hệ thống bán lẻ Nhật Bản cũng không ngừng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất của Nhật là Matsumoto Kiyoshi đã mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM vào tháng 10/2020. Trước đó, hãng Muji – hãng bán lẻ hàng đầu Nhật Bản cũng chính thức mở cửa hàng tại TP HCM vào tháng 7/2020. Bên cạnh đó, hãng bán lẻ thời trang Uniplo cũng đã khai trương cửa hàng thứ 2 vào tháng 5/2020. Hay hãng bán lẻ Aeon cũng đang khảo sát cho xây dựng trung tâm thương mại thứ 3 vào năm 2021 tại TP HCM, thậm chí họ còn dự kiến vận hành 25 trung tâm thương mại ở Việt Nam đến năm 2025 với nguồn vốn 2 tỷ USD.

Như vậy, các “ông lớn” bán lẻ nội địa cũng như ngoại địa đang cho thấy “tham vọng” mở rộng thị trường tại Việt Nam nhằm duy trì vị thế của mình trong bối cảnh khốc liệt này một cách mạnh mẽ.

Nỗ lực bứt phá và cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp

Theo giới phân tích, cuộc đua mở rộng thị phần của các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục có nhiều gay cấn trong các năm tới giữa các nhà bán lẻ khối nội và khối ngoại, thậm chí là những nhà bán lẻ khối nội với nhau.

Số lượng cửa hàng tiện lợi đã được đánh dấu mức tăng trưởng tới 60%, trong năm 2019 đạt gần 2.495 thì trong năm 2020 đạt 5.228 cửa hàng. Còn các cửa hàng nhỏ được ghi nhận có mức tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên, các trung tâm thương mại thì lại tăng trưởng khoảng 11%, tăng 11 trung tâm trong 1 năm qua (từ 96 lên 107 trung tâm).

Mặc dù doanh số bán lẻ đang tập trung chủ yếu tại các điểm thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm, tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, các thành thị cấp 2 sớm trở thành động lực tăng trưởng chính cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Các doanh nghiệp bán lẻ luôn thay đổi mình để bắt kịp xu hướng mua sắm người tiêu dùng
Các doanh nghiệp đồng thời hoàn thiện các mô hình bán lẻ, nhân rộng các khu vực lân cận thành phố, tăng cường vị thế với khách hàng và nhà cung cấp, củng cố sức mạnh thương hiệu…

Cụ thể, trung tâm thương mại Mega Market phát triển đồng thời cả mảng trực tuyến và tại trung tâm (mô hình O to O – Online to Offline) đưa MM lên vị trí thứ 3 trong Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2020 tại Việt Nam. Nhà bán lẻ này đầu tư mạnh mẽ nhằm đa dạng hoá các kênh bán hàng để tiếp cận khách hàng tốt nhất. MM còn được đánh giá cao bởi nỗ lực trong các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá trong thời kỳ bình thường mới.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày một khốc liệt hơn. Những thương hiệu uy tín, chiếm được niềm tin của khách hàng và luôn có sự thay đổi để bắt kịp xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ sẽ chiếm được vị thế vững chắc trên thị trường Việt.

Text: Kchannel – Source: ttv24.vn – Hình: Internet

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC