Sống hạnh phúc theo cách khoa học – Bạn tin không?

Hạnh phúc cũng có thể luyện tập và bạn tin không? Nếu còn chưa tin hãy làm theo những lời khuyên dưới đây!

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Con người có xu hướng suy nghĩ bi quan và gậm nhấm nỗi buồn. Điều này dẫn đến đầu óc mệt mỏi, lo âu dẫn đến cơ thể suy nhược. Tình trạng này kéo dài khiến nhân điện tích cực trong cơ thể bạn dần mất đi nhường chỗ cho năng lượng tiêu cực. Để tái tạo lại năng luợng tốt bạn cần loại bỏ những suy nghĩ buồn phiền ra khỏe đầu óc. Một nghiên cứu của đại học Madrid chỉ ra rằng nếu bạn viết nỗi buồn vào một mảnh giấy nhỏ rồi sau đó xé nhỏ hoặc vứt chúng vào thùng rác hay đốt mẩu giấy đi. Bằng cách này bạn sẽ dần vơi bớt nỗi buồn và dần được xoa dịu.

 

Tập thể thao thường xuyên

Mỗi người cần tìm cho mình một loại hình vận động thể chất mà mình yêu thích. Tập luyện thể thao thường xuyên giúp giải phóng các endorphin hạnh phúc sẽ giúp tâm trạng bạn phấn chấn hơn. Đặc biệt, các hoạt động thể chất như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, leo núi, gym… có thể giúp người mắc bệnh trầm cảm cải thiện tinh thàn và kiểm soát bệnh tốt hơn.

 

Đừng so sánh mình với người khác

Khi chúng ta so sánh tài sản và nhìn thấy điều tốt hơn từ người khác là khi chúng ta tự huỷ hoại niềm vui của bản thân. Mãi chú ý đến thành công hay những thứ người khác có được cuốn con người vào tính đố kỵ và tự ti. Theo Thomas Gilovich, con người nên trân trọng trải nghiệm hơn vật chất. Những trải nghiệm không thuộc về ai mà thuộc về chúng ta, chúng mang đến cho ta hạnh phúc bền vững. Lên kế hoạch du lịch để khám phá những điểm đến mới và treking cũng được nhà khoa học tâm lý thuộc đại học Cornell khuyến khích mỗi người thực hiện.

 

Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

Suy nghĩ tích cực đồng nghĩa với việc bạn tự tin vào khả năng của bản thân theo chiều hướng tích cực. Điều đó không có nghĩa là bạn né tráng những điều xấu mà bạn phải có tư duy tích cực để đương đầu và giải quyết những điều xấu trong công việc và cuộc sống. Theo Shawn Achor, 90% hạnh phúc đến từ các bạn tiếp nhận thế giới xung quanh. Nghĩ tích cực sẽ là chìa khoá tăng mức năng lượng trong cơ thể bạn từ đó giúp mỗi người sáng tạo hơn, làm việc chăm chỉ hơn để giúp bạn thành công hơn.

 

Hãy viết ra những điều bạn biết ơn

Theo tác giả cuốn sách Thông Điệp Từ Giọt Nước….ý nghĩa của cuộc sống này là Tình Yêu và Lòng Biết Ơn. Chúng ta biết ơn từ ai, từ điều gì thì hãy viết chúng vào nhật ký hoặc mẩu giấy nhỏ. Khi viết chúng ta luyện tập cách tập trung vào những điều tốt đẹp, những điều chúng ta trân quý. Khoa học chỉ ra rằng bộ não con người có khuynh huớng tập trung vào những điều lo lắng, phiền muộn, chúng ta tự huyễn hoặc nỗi buồn của bản thân vì thế cách thức này giúp bộ não rèn luyện chú ý vào những điều tốt từ cuộc sống và mọi người xung quanh.

 

Thực hành chánh niệm

Trước tiên cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chánh niệm. Chánh niệm là cách con người luyện tập để chú ý hoàn toàn vào hiện tại và không phán xét về hiện tại. Các nhà khoa học tâm lý thường áp dụng xu hướng này để chữa trị, khuyến khích thực hành thường xuyên nhằm giúp tinh thần người thực hành chánh niệm cảm thấy phấn chấn, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Matt Killingsworth thuộc trường đại học Harvard rút ra rằng nếu rèn luyện phương pháp này thường xuyên sẽ giúp bạn quên đi quá khứ và không lo lắng quá về tương lai.

Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng/ngày để giúp con người có một tinh thần và thể chất khoẻ mạnh. Sau khi xem xét một vùng của bộ não sản sinh ra những suy nghĩ tích cực và dựa vào hồi hải mã tại đây, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thiếu ngủ bạn sẽ dễ cảm thấy buồn phiền và lo lắng hơn là cảm giác vui vẻ.

Giúp đỡ người khác cũng giúp bạn cảm thấy hạnh phúc

Giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp hay những người khó khăn hơn chúng ta cũng là cách thức mang đến cho bạn cảm giác vui tươi. Khi giúp đỡ người khác, bạn cảm thấy ý nghĩa từ việc mình đã làm từ đó tăng khả năng sản sinh năng lượng tích cực mà năng lượng tích cực là thước đo hạnh phúc của mỗi cá nhân.

Phát huy điểm mạnh của bản thân

Mỗi người đều có sở trường sở đoản khác nhau đó là lý do tại sao bạn cần nhận định khả năng “sở trường” của bản thân và tập trung vào nó. Từ điểm mạnh của bản thân bạn sẽ làm việc chăm chỉ để tạo ra những giá trị cho mình và người xung quanh cũng sẽ là quá trình bạn đi tìm hạnh phúc và mang đến hạnh phúc cho người khác.

 

Đặt ra trạng thái tâm lý mà chúng ta muốn sống

Con  người thường đặt ra rất nhiều mục tiêu cho bản thân. Ví dụ như năm 18 tuổi thi đậu vào đại học mà bạn muốn học, năm 25 tuổi mua xe, năm 30 tuổi mua nhà và rất nhiều thứ chúng ta đặt ra nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, có bao giờ bạn đặt ra trạng thái tâm lý mà mình muốn sống? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thoải mái vui cười, khi nào chúng ta sống vô tư và tinh thần an nhiên? Vì vậy, mỗi người hãy đặt ra những điều mình muốn làm để đạt được trạng thái tâm lý mình mong muốn.

Text: Kchannel – Source: vnexpress, vov.vn – Ảnh: Internet

Có thể bạn quan tâm!

5 phương pháp trị mụn từ thiên nhiên đơn giản hiệu quả nhất 

Hướng dẫn cách tết tóc với khăn lụa siêu xinh cho bạn gái mùa này

Bí quyết chăm sóc làn da trước và sau 30 tuổi tại nhà mà không phải ai cũng thực hiện đúng cách?

 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC