F0, F1 tự cách ly và điều trị tại nhà cần lưu ý những nguyên tắc sau.
Hiện nay, với tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, người người nhà nhà đều đang nỗ lực cùng chung tay chống lại dịch bệnh đang hoành hành. Với số ca mắc Covid-19 đang tăng mức kỷ lục, việc cách ly F0, F1 tại nhà trong thời điểm này sẽ là giải pháp giúp giảm tải cho các cơ sở y tế, giúp cuộc sống người bệnh không bị đảo lộn, có điều kiện tốt hơn để chăm sóc sức khỏe của mình, tránh được lây nhiễm chéo trong các khu vực cách ly tập trung.
Tuy nhiên, phải làm thế nào đảm bảo tránh nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng và phương pháp tự cách ly chữa bệnh tại nhà đảm bảo theo các nguyên tắc nào là câu hỏi quan trọng mà mỗi người thắc mắc và muốn giải đáp.
Vậy những trường hợp F0, F1 nào thuộc diện cách ly tại nhà?
Trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên tổ chức cách ly, điều trị tại nhà với F0, F1. Theo Công văn 4534/SYT-NVY ngày 13/7/2021, điều kiện cách ly F0 tại nhà như sau:
– Đối với trường hợp không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện: nếu xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng vi rút thấp (CT value ≥ 30) không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
– Đối với trường hợp không triệu chứng: cho áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1, tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.
Về cách chăm sóc và điều trị F0 cách ly tại nhà
Đối với người bệnh
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm, trái cây cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng.
Vận động hàng ngày để đảm bảo đủ sức khoẻ.
Chuẩn bị các loại thuốc, dụng cụ y tế cần thiết
– Các loại thuốc thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau (thuốc có thành phần là Paracetamol như Panadol, Efferalgan…) để dùng khi sốt cao hoặc đau nhiều. Liều lượng sử dụng là 10-15 mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 4 giờ, trẻ con không quá 60 mg/kg/ngày – Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc – Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ.
– Các loại thuốc khác như thuốc dị ứng, thuốc giảm ho, Oresol, nước muối sinh lý (Nacl 0.9%)…
– Các dụng cụ y tế cơ bản: cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp (nếu gia đình có người già, người bị bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp), máy đo đường máu (nếu người nhà có người mắc bệnh tiểu đường).
– Những người bệnh có bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan virus, hen suyễn… cần tiếp tục duy trì thuốc điều trị hàng ngày.
– Sinh hoạt trong phòng/khu vực riêng biệt, hạn chế tiếp xúc bên ngoài.
– Mở cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí, bảo đảm rằng phòng có thông gió tốt. Việc này sẽ giúp loại bỏ các giọt bắn từ đường hô hấp khỏi không khí.
– Không để người không cần thiết đến thăm đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghêm trọng.
– Ăn trong phòng hoặc khu vực riêng biệt.
– Giữ khoảng cách với người khác trong khoảng ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người chăm sóc và những người khác. Tuy nhiên, không nên đeo khẩu trang cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bất cứ ai khó thở hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không được trợ giúp.
– Thực hiện các hoạt động vệ sinh hàng ngày để tránh không bị bệnh: rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng và thường xuyên vệ sinh cũng như khử trùng các bề mặt tiếp xúc, tắm rửa sạch sẽ khi còn tỉnh táo.
– Tuân thủ thực đơn ăn uống và toa thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc cơ sở y tế đang theo dõi.
– Hơn hết, hãy tuân thủ quy định 5K về phòng chống dịch bệnh.
Đối với người chăm sóc
– Giúp người bệnh mua thực phẩm, mua thuốc theo toa và nhận các mặt hàng khác mà họ cần.
– Hỗ trợ chăm sóc thú cưng của người bệnh và hạn chế tiếp xúc giữa người bệnh và thú cưng.
– Có sẵn số điện thoại của bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất.
Nếu cơ thể đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu bất thường mới, gọi ngay đến dịch vụ cấp cứu y tế
- Khó thở
- Đau hoặc tức ngực thường xuyên
- Trạng thái lẫn lộn mới
- Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
- Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da….
– Hạn chế sự tiếp xúc người bệnh đồng thời hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết.
– Rửa chén đĩa và dụng cụ ăn của người bệnh bằng găng tay và nước nóng. Đeo găng tay khi cầm chén đĩa, cốc/ly hoặc dụng cụ ăn do người bệnh sử dụng. Đặc biệt, phải làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã sử dụng.
– Không dùng chung: không dùng chung chén đĩa, cốc/ly, bộ đồ ăn, khăn tắm, khăn trải giường hoặc đồ điện tử (như điện thoại di động) với người bị bệnh.
– Đeo khẩu trang hoặc găng tay khi cần thiết.
– Đeo găng tay khi chạm hoặc tiếp xúc với máu, phân, hoặc dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt, dịch nhầy, chất nôn ói và nước tiểu của người bệnh. Vứt găng tay vào thùng rác có túi lót cẩn thận và rửa tay ngay lập tức.
– Rửa tay thường xuyên: tránh chạm vào mắt, mũi và miệng, thường xuyên vệ sinh cũng như khử trùng các bề mặt vật dụng trong nhà theo định kỳ (tay nắm cửa sổ, bàn, tay cầm, công tắc điện, điện thoại, điều khiển từ xa và mặt bàn).
– Ngoài ra, người chăm sóc vẫn nên tiếp tục ở nhà sau khi hoàn thành việc chăm sóc: 14 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất với người bệnh (dựa trên thời gian phát bệnh) hoặc 14 ngày sau khi người bệnh đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly tại nhà.
Ngoài những lưu ý trên, mỗi người chúng ta hãy ghi nhớ và thực hiện đúng và đủ những yêu cầu của Bộ Y tế về việc chăm sóc và điều trị Covid-19 tại nhà để người bệnh và cả người chăm sóc đảm bảo được sức khoẻ và có đủ điều kiện để vượt qua dịch bệnh.
Text: Kchannel – Source: moh.gov.vn
Có thể bạn quan tâm!
Phân biệt Chỉ thị 15 – Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính Phủ
Tự học thiền tại nhà và những lưu ý khi hành thiền bạn cần tham khảo
13 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19