Nomophobia – căn bệnh nghiện điện thoại và tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chiếc smartphone 

Hiểu về Nomophobia (căn bệnh nghiện điện thoại) và những phương pháp khắc phục hội chứng này giúp bạn sống khỏe mạnh và trong lành hơn.

Hình: Internet

Trong thời đại số hiện nay, bất kỳ ai cũng đang sở hữu cho mình một chiếc smartphone thông minh. Nó dường như trở thành vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Và theo quy luật thường thấy, những thứ có khả năng thúc đẩy tâm trạng của một người trở nên tốt hơn đều có thể gây nghiện. Chính vì thế đã xuất hiện cái tên Nomophobia – căn bệnh nghiện điện thoại.

Nomophobia là gì?

Hình: Internet

Là cái tên ra đời để nói về hội chứng nghiện điện thoại di động hay smartphone (ĐTDĐ), đặc biệt là giới trẻ. Một nghiên cứu mang tên Mobile Consumer Habits (Những thói quen sử dụng di động) đã chỉ ra rằng có tới 58% nam giới và 47% phụ nữ mắc hội chứng Nomophobia, trong đó có 76% phụ nữ sử dụng điện thoại di động trong phòng tắm so 74% ở nam giới. 

Những triệu chứng thường thấy ở căn bệnh này thường là:

  • Cảm giác lo sợ hoặc tuyệt vọng khi bị xa rời điện thoại
  • Không tập trung vào công việc, không muốn hoặc không thể tắt điện thoại trong thời gian nghỉ ngơi, giờ họp…
  • Thích thú với việc nhắn tin hoặc xem bài đăng từ những người bạn trên mạng hơn là việc gặp gỡ nhau ngoài thực tế
  • Hay thậm chí có người còn cảm thấy điện thoại đang rung hoặc đổ chuông khi thật sự không phải vậy…

Những vấn đề và hệ luỵ từ việc nghiện điện thoại của giới trẻ hiện nay

  • Vấn đề về sức khỏe
Hình: Internet

Vệ sinh: người nghiện smartphone sẽ mang điện thoại di động bên mình khắp mọi nơi thậm chí là ở trong nhà vệ sinh. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn bám trên điện thoại gây hại cho sức khỏe.

Đau xương khớp: nhìn điện thoại quá nhiều có thể làm căng cơ cổ và gây co thắt thậm chí sẽ lan xuống dây thần kinh ở lưng, vai, cánh tay, khuỷu tay và các ngón tay – những bộ phận chịu ảnh hưởng từ việc giữ điện thoại và lướt hoặc gõ trên màn hình quá lâu.

Hình: Internet

Rối loạn giấc ngủ và mắt: bước sóng ngắn của “ánh sáng xanh” mà điện thoại thông minh phát ra rất dễ khiến mắt bạn nhanh bị mỏi và đau thậm chí làm hỏng giác mạc và gây hại cho thị lực. Ngoài ra, còn có khả năng gây ra căn bệnh mất ngủ kéo dài.

Hình: Internet

Làm giảm trí nhớ: theo nghiên cứu của các nhà khoa học từng chỉ ra rằng khi cơ thể ở trong tia bức xạ 2 phút, khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng dẫn đến các bệnh thần kinh và các bệnh về não như giảm trí nhớ trầm trọng, bệnh parkinson và làm tăng cao nguy cơ về các bệnh xơ cứng. 

Giảm thính lực: Một nghiên cứu của Tổ chức Healthy Hearing đã chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại di động có thể gây ra các vấn đề về thính lực.

Ngoài ra việc giữ điện thoại trong túi quần và gần cơ thể quá mức (dưới 15mm) sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ về suy giảm hệ thống miễn dịch, gia tăng nguy cơ ung thư, làm giảm chất lượng tinh trùng…

Hình: Internet
  • Nguy hiểm khi tham gia giao thông
Hình: Internet

Theo một số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ xảy ra tai nạn khi dùng điện thoại trong lúc tham gia giao thông đang ngày càng gia tăng. Rất nhiều người nghiện smartphone dùng điện thoại ngay cả khi đang lái xe hoặc đi bộ, điều này thật sự rất nguy hiểm. 

  • Ngày càng cô đơn và trầm cảm
Hình: Internet

Tia bức xạ phát ra từ những chiếc smartphone kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó làm chúng ta luôn có cảm giác hồi hộp lo âu. Đôi khi còn dẫn đến hội chứng Fomo (Hội chứng sợ bị lãng quên). 

Dù việc giải trí trên mạng sẽ xóa sạch sự cô đơn, buồn chán nhưng việc này chỉ mang tính chất tạm thời và dần dần sẽ khiến người ta ngày càng xa lánh nhau thậm chí dễ cảm thấy tổn thương và bị cô lập.

  • Giảm khả năng tập trung và sự sáng tạo
Hình: Internet

Sự tập trung của bạn thường bị gián đoạn bởi những thông báo từ tin nhắn và các ứng dụng điện thoại. Vì thế thường khiến bộ não choáng ngợp và phải bắt đầu tiếp nhận thông tin lại từ đầu, sự sáng tạo và thăng hoa trong suy nghĩ cũng vì thế mà biến mất.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc
Hình: Internet

Kể từ khi có điện thoại thông minh bên cạnh, việc chào hỏi nhau vào những buổi sáng được thay bằng những cú lướt điện thoại. Thay vì tập thể dục và ăn sáng hay nghỉ trưa, người ta vẫn thường lướt điện thoại cho đến khi mệt mỏi và thiếp đi. Từ đó bệnh tật bắt đầu phát sinh, bạn rơi vào một “thế giới ảo” và tình cảm với những người xung quanh cũng dần nhạt dần, công việc cũng trở nên rắc rối thêm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội và nhịp độ sống của chính bạn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng nếu quá chú ý vào điện thoại trong khi dùng bữa, bạn sẽ không nhận thức được tốc độ ăn của mình, khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được cân bằng, dẫn đến bệnh lý về rối loạn tiêu hóa.

Hình: Internet

Những bước khắc phục hội chứng nghiện điện thoại 

  • Tắt điện thoại di động ít nhất một giờ trước khi đi ngủ, giúp não có thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. 
  • Nên thiết lập thời gian dùng nhất định và thực hiện nghiêm túc, áp dụng chiến thuật “xa mặt cách lòng” với chiếc smartphone.
  • Không nên dùng smartphone khi ăn uống, lái xe, khi đang làm việc, học tập…. hay trong các trường hợp quan trọng khác.
  • Tham gia vào các hoạt động xã hội thường xuyên để củng cố mối quan hệ với người thân, bạn bè, cộng đồng.
  • Thử một số thói quen có ích như: đọc sách, nấu ăn, đi picnic, dã ngoại, tham gia công việc từ thiện… 
Hình: Internet
Hình: Internet

Không thể phủ nhận rằng điện thoại thông minh là một công cụ vô cùng hữu ích ngày nay. Nó có thể giúp chúng ta tiếp cận thế giới chỉ với vài cái chạm màn hình. Thế nhưng smartphone cũng sẽ thay đổi bản chất của chúng ta theo thời gian. Vì thế hãy sử dụng chúng một cách thông minh, đừng để mình trở thành “người bị sử dụng”. Biết về những tác hại của điện thoại di động sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và trong lành hơn.

Text: Kchannel – Source: elle.vn

7 hoạt động giảm căng thẳng trong công việc để không quá tải cảm xúc

Trầm cảm: căn bệnh khủng hoảng thời kỳ hiện đại với sự lên ngôi của mạng xã hội

Mất ngủ là bệnh gì? Cách chữa trị chứng mất ngủ hiệu quả

10 biểu hiện của người có EQ cao và tố chất thành công trong họ?

Những lưu ý khi F0 tự điều trị tại nhà 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC