Wabi Sabi – Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo

Wabi Sabi nói về sự không hoàn hảo của vạn vật, đề cao vẻ đẹp của sự thoáng qua. Triết lý này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Nhật Bản.

Wabi Sabi
Hình: Internet
Wabi Sabi - Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo
Hình: Internet

Vậy, Wabi Sabi là gì? Wabi Sabi là vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang” – Leonard Koren, trích từ tác phẩm Wabi Sabi: The Japanese Art of Impermanence. Wabi Sabi có nguồn gốc từ Phật giáo, đó là triết lý về cuộc sống đồng thời là một quan điểm mỹ học chi phối tư tưởng của nhiều loại hình nghệ thuật từ xưa đến nay của người Nhật.

  • Wabi có nghĩa là ý thức tìm kiếm cảm giác đủ đầy về tâm hồn trong sự túng thiếu, nghèo khổ. 
  • Sabi có nghĩa là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng. 
Wabi Sabi - Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo
Hình: Internet

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Wabi Sabi xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15-16, khi nghệ thuật trà đạo dần được phổ biến. Trải qua nhiều thay đổi, triết lý Wabi Sabi được hoàn thiện bởi thiền sư Matso Basho. Triết lý Wabi Sabi ngày nay có thể hiểu là sự cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn và không trọn vẹn, vốn là ba đặc điểm hiển nhiên của vạn vật.

Triết lý Wabi Sabi ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật Bản, thông qua các lĩnh vực nghệ thuật như: Các khu vườn Nhật Bản, vườn thiền và bonsai, thơ Haiku, đồ gốm, trà đạo…

Wabi Sabi trong mối quan hệ xã hội

Vạn vật tự nhiên, bao gồm cả con người đều không hoàn hảo tuyệt đối. Triết lý Wabi Sabi cho rằng chúng ta nên chấp nhận không ai là hoàn hảo và nên đối mặt với những khiếm khuyết của người đối diện thay vì cứ đứng bên lề đời họ mà chỉ trích họ. 

Hoa anh đào đẹp
Hình: Internet

Đau khổ từ một cuộc tình tan vỡ chính là trao cho chúng ta cơ hội tìm được một nửa đích thực của đời mình. Thất bại hôm nay là thành công của ngày mai. Nếp nhăn hay dấu chân chim có thể không đẹp về mặt thẩm mỹ nhưng chúng nhắc nhở rằng chúng ta đã từng cười giòn giã thế nào, từng khóc cạn nước mắt ra sao.

Wabi sabi trong nghệ thuật nấu ăn

Cách làm Salad
Hình: Internet

Wabi Sabi quan niệm thức ăn của con người nên thiên về tự nhiên và không quá cầu kỳ. Nó được làm ra từ niềm vui và sự sáng tạo của con người, không phải là một bài thi cần phải hoàn thành một cách máy móc, vô cảm. Khi nấu ăn, chúng ta không cần thiết phải tuân theo công thức nhất định mà có thể thay thế thành phần hay cách nêm nếm cho phù hợp với bản thân và gia đình. 

Wabi sabi trong thiết kế nội thất

Xu hướng nội thất
Hình: Internet

Một ngôi nhà đúng chuẩn phong cách Wabi Sabi không cần hoàn hảo đến mức không một vết xước. Đồ vật trong nhà không cần quá đẹp nhưng phải thực sự hữu ích. Chiếc tủ mà bạn yêu thích hoàn toàn có thể bị mất đi cái nắm cửa, điều này chứng tỏ chúng ta sử dụng nó rất nhiều lần, tận dụng hết giá trị của nó. Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất của Wabi Sabi là xanh lá, xám và tông màu đất, giúp mang đến cảm giác hài hòa, yên bình. 

Cắm hoa Nhật Bản
Hình: Internet

Wabi sabi trong thời trang

Wabi Sabi - Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo
Hình: Internet

Wabi Sabi quan niệm rằng đừng bao giờ đánh giá thấp một bộ quần áo cũ kỹ hay chiếc túi xách sờn rách bởi chúng chứa đựng rất nhiều kỷ niệm. Cô gái đã xách chiếc túi ấy đi trên đôi giày cao gót kiêu hãnh đến buổi hẹn hò đầu tiên với người đàn ông nay đã trở thành chồng mình, hay chiếc áo sơ mi sờn vai ấy đã giúp chàng trai “ghi điểm” với nhà tuyển dụng trước khi trở thành một nhân viên cốt cán của công ty như hiện tại.

Wabi Sabi - Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo
Hình: Internet

Thời đại ngày nay, triết lý này càng được ưa chuộng khi con người thiên về lối sống chậm để cảm nhận những thứ tự nhiên, đơn giản xung quanh mình. 

Text: Kchannel – Source: elle.vn

Có thể bạn quan tâm!

Phong cách sống tận hưởng đúng chất “chill” của người Ý

Nhà đẹp: 5 xu hướng thiết kế kiến trúc dẫn đầu năm nay

Gợi ý 3 phong cách thưởng thức trà chiều của giới quý tộc Anh 

Coastal Style phong cách nội thất mang âm hưởng từ gió biển mây trời vào ngôi nhà của bạn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC