Hiểu về Media Gaslighting và cách nhận biết bạn có bị “Truyền thông thao túng tâm trí”?

Britney Spears, Paris Hilton, Lindsay Lohan… là những cô gái từng mang tiếng “lắm tài nhiều tật” ở thời điểm chưa có mạng xã hội, hình ảnh của họ trên truyền thông luôn ứng với mô-típ “tụt dốc” kinh điển. Họ là ví dụ điển hình của hiện tượng Media Gaslighting.

Britney Spears. Hình: Internet
Paris Hilton. Hình: Internet
Hiểu về Media Gaslighting và cách nhận biết bạn có bị “Truyền thông thao túng tâm trí”?
Hình: Internet

Media Gaslighting là gì?

Gaslighting có thể hiểu là “thao túng tâm trí”. Nó bắt nguồn từ bộ phim cùng tên ra mắt năm 1944, khi một người đàn ông đã khiến vợ mình nghĩ rằng cô ấy bị điên, buộc cô phải vào viện để chiếm tài sản. Gaslighting sau này đã được sử dụng rộng rãi, nhất là trong các mối quan hệ “độc hại” giữa bạn bè, người yêu, bố mẹ, hoặc các thành viên khác trong gia đình. 

Hiểu về Media Gaslighting và cách nhận biết bạn có bị “Truyền thông thao túng tâm trí”?
Hình: Internet

Tuy nhiên, trong thời đại này, phương tiện truyền thông vẫn có thể thao túng tâm trí chúng ta. Media Gaslighting khiến chúng ta lo âu mỗi khi tiếp cận thông tin. Về lâu dài, chúng ta còn bị rập khuôn tư duy, phần lớn nghĩ theo số đông thay vì có quan điểm riêng của mình. Ví dụ như trước một vấn đề nào đó, luồng chảy tin tức khiến bạn suy nghĩ tiêu cực hoặc tích cực hẳn thay vì có một cái nhìn chuẩn xác và nhiều chiều, đó chính là biểu hiện của Media Gaslighting. 

Làm thế nào để nhận biết Media Gaslighting?

Hiểu về Media Gaslighting và cách nhận biết bạn có bị “Truyền thông thao túng tâm trí”?
Hình: Internet

Dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hành nhận biết những kỹ thuật “gaslighting” từ những phương tiện truyền thông bạn đang cập nhật hay theo dõi. Để bảo vệ mình trong bối cảnh tin giả – tin thật, tin “thao túng tâm trí” nằm kề cận nhau, bạn nên nhận diện được Media Gaslighting bằng 5 cách sau đây:

Hình: Internet
  • Bạn không thể tìm kiếm thêm những thông tin liên quan

Một tin tức đáng tin cậy thường có dẫn chứng và số liệu rõ ràng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tra khảo và tìm được thông tin liên quan. Ngược lại, nếu khó hoặc không thể tìm thấy những thông tin được nhắc đến, đó có thể là lúc bạn nên nghi ngờ tin tức trước mắt mình, đây có thể là dấu hiệu nhận biết độ sai lệch của thông tin.

  • Thông tin không rõ ràng hay mâu thuẫn với nhau

Nếu bạn đang đọc một thông tin mà vẫn không hiểu thông điệp chính của nó là gì hoặc bối rối vì những chi tiết mâu thuẫn với nhau. Kiểu thông tin như vậy thường khiến người đọc lúng túng, thậm chí lo lắng về khả năng tiếp nhận của mình.

  • Thông tin mang cái nhìn một chiều

Sau khi đọc thông tin một chiều, bạn sẽ có lối nghĩ tiêu cực hẳn hoặc tích cực hẳn về một vấn đề nào đó, thay vì một bức tranh toàn cảnh. Những thông tin như vậy không giải quyết được nhiều mặt của vấn đề, không cho bạn cơ hội phản biện, và dần dà sẽ dẫn đến sai lệch kiến thức.

  • Bạn được yêu cầu chia sẻ thông tin

Với những thông tin trên mạng xã hội, nếu ngay sau khi đọc xong bạn nhận được những tin nhắn yêu cầu bạn “ủng hộ” bằng cách chia sẻ thông tin này, đây thường là dấu hiệu của Media Gaslighting nhằm hướng bạn đến việc chia sẻ, lan rộng thông tin tới càng nhiều người đọc càng tốt.

Làm thế nào để không bị truyền thông thao túng?

Hiểu về Media Gaslighting và cách nhận biết bạn có bị “Truyền thông thao túng tâm trí”?
Hình: Internet

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, một cái đầu tỉnh táo để nhận biết những thông tin chuẩn xác và có ích cũng như khả năng soi chiếu tính chính xác, đáng tin cậy của thông tin có thể giúp bạn tránh khỏi việc tiếp nhận những kiến thức vô nghĩa hay tệ hơn, sự căng thẳng không đáng có. Trước khi tiếp nhận một thông tin nào mới trên Internet bạn nên:

  • Kiểm chứng nguồn tin
  • Đừng chỉ đọc tiêu đề
  • Đọc và suy ngẫm nội dung
  • Cố nhận ra sự vô lý nếu có
  • Không chia sẻ thông tin khi nghi ngờ Media Gaslighting 
Hình: Internet

Trên đây là thông tin về thao túng tâm lý truyền thông – Media Gaslighting, cách nhận biết và đối phó với chúng. Hy vọng thông tin của bài viết sẽ giúp bạn tỉnh táo, sáng suốt hơn trước những chiêu trò thao túng tâm lý mạng ngày nay.

Text: Kchannel – Source: tiepthigiadinh.vn, barcodemagazine.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xu hướng Hygge – bạn đã biết về phong cách sống từ người Đan Mạch?

Bí quyết vàng để trúng tuyển phỏng vấn xin việc từ nhà tuyển dụng

10 biểu hiện của người có EQ cao và tố chất thành công trong họ?

Khủng hoảng thời Covid-19 thức tỉnh phụ nữ 30 lên kế hoạch tu dưỡng năng lực bản thân

Ngày Quốc tế Nam giới và những gánh nặng họ phải mang bên mình

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC