Review Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: cốt truyện gần gũi bên cạnh bối cảnh, kỹ xảo được đầu tư chỉn chu 

Với nhiều lùm xùm từ trước khi ra mắt xoay quanh những phát ngôn gây tranh cãi của ê-kip, Trạng Tí Phiêu Lưu Ký là một trong những bộ phim nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng trong thời gian gần đây. 

Xem phim Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Nội dung dựa theo bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt 

Review Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: cốt truyện gần gũi bên cạnh bối cảnh, kỹ xảo được đầu tư chỉn chu 

Phim kể về cuộc hành trình của Tí, Sửu, Dần, Mẹo lên đường đi tìm cha cho cậu bé Lê Tí. Trải qua nhiều thử thách, chông gai, từ đó làm bật lên sự đoàn kết của tình bạn, tình mẫu tử. Bộ phim được cho là thành công ngoài sự mong đợi của khán giả với chi phí lên tới những con số khủng.

Dựa theo bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt của họa sĩ Lê Linh, kịch bản của Trạng Tí Phiêu Lưu Ký (2021) được chắp bút bởi đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng Lại Hoàng Lê và Bình Bồng Bột, bộ phim kể về cậu bé Tí (Hữu Khang), mồ côi cha, sống ở làng Phan Thị với mẹ Hải Hậu. 

Tí – một cậu bé sinh ra chỉ biết mẹ, mà không biết cha. Những đứa trẻ luôn trêu chọc Tí, còn những người dân làng thì dè bỉu mẹ cậu. Duy chỉ có Dần, Sửu và Mẹo là bằng lòng bỏ qua điều tiếng thân thiết với Tí, dù Mẹo có lúc cũng lấy việc Tí không cha ra châm chọc bạn. 

Một ngày, nghe đồn sư trụ trì Thích Thông Tuệ của chùa Phật Quang biết hết mọi chuyện trên đời, thế là đám nhóc tì làng Phan Thị quyết định dấn thân vào một hành trình gian nan lên chùa, mong biết được danh tính thật sự của cha Tí. Bốn đứa trẻ đã trải qua một hành trình với nhiều thử thách cho sự gan dạ, dũng cảm, đoàn kết, yêu thương. Để cuối cùng, không chỉ Tí tìm được câu trả lời mà cả khán giả cũng tự tìm thấy những câu trả lời cho chính mình về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người.

Diễn xuất tự nhiên cùng nét đáng yêu dàn cast nhí

Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Diễn xuất tự nhiên và dễ thương của những diễn viên nhí trong phim không chỉ khiến khán giả nhỏ tuổi mà còn làm khán giả người lớn cùng cười và cùng rơi nước mắt. Chính một phần nhờ vào tạo hình đáng yêu gần giống với nguyên tác và nét “diễn mà như không diễn” của những cô cậu bé này đã góp phần lớn cho thành công của bộ phim. Huỳnh Hữu Khang trong vai Tí vừa ngây thơ, thông minh, đôi khi lại nhiều ưu tư khi luôn bị chọc ghẹo có cha là một hòn đá, cô bé Phan Bảo Tiên lí lắc nhưng lại dễ mít ướt trong vai Sửu, Vương Hoàng Long là cậu bé Dần dễ động lòng, hay thương người và Mẹo do Trần Đức Anh thủ vai khôn lanh nhưng đầy nghĩa tình.

Dù không nằm trong bộ tứ Tí – Sửu – Dần – Mẹo, nhưng vai Tiểu Tị và Mùi lại là những nét chấm phá hấp dẫn của phim. Tiểu Tị là một chú tiểu võ công cao cường luôn sẵn sàng chống lại cái xấu, do diễn viên nhí Hoàng Duy thủ vai. Được biết Hoàng Duy đã học taekwondo 4 năm và còn tự thực hiện những cảnh võ thuật trong phim. Còn Mùi do diễn viên nhí Kim Thư thủ vai là một cô bé đáng thương luôn khát khao tình yêu thương. Tuy vai diễn phức tạp, nhiều“biến hóa” ở những trạng thái đối lập khi xấu, khi tốt, khi vui, khi buồn nhưng Kim Thư vẫn dễ dàng vượt qua thử thách.

Review Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Kịch bản sáng tạo và nhiều điểm mới lạ

Mặc dù lấy tinh thần là sử dụng bộ truyện Thần Đồng Đất Việt làm cảm hứng cho phim, Trạng Tí Phiêu Lưu Ký dễ làm người xem cảm thấy họ đang xem một bộ phim hoàn toàn khác. Hoặc nếu khán giả đã quen thuộc với nguyên tác truyện tranh, phim giống như một phần tiền truyện trước sự kiện Tí lên Kinh Thành thi cử.

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã có sự thay đổi hợp lý khi cho Tí bị bạn bè trêu chọc vì chuyện không có cha. Hành trình đi tìm thầy Thích Thông Tuệ, vượt qua những khó khăn, thử thách trên đường đi cũng đánh dấu sự trưởng thành của nhân vật. 

Không có nhiều bất ngờ trong nội dung phim nhưng Trạng Tí Phiêu Lưu Ký lại có những chi tiết xúc động có thể lấy nước mắt người xem. Những bài học được đưa ra một cách nhẹ nhàng, sâu sắc và nhất là không hề giáo điều dành cho con trẻ qua đó người lớn phải ngẫm lại mình đã nghĩ được, làm được như trẻ con?

Yếu tố thuần Việt chính là điểm cộng cho bộ phim Trạng Tí Phiêu Lưu Ký. Từ hình ảnh của ông Thiện và ông Ác, cho đến hình ảnh của Thần Hổ, đều rất Việt. Không những thế đạo diễn còn đưa người xem vào những khung hình thiên nhiên đẹp như mơ, hình ảnh non nước hùng vĩ, thô sơ đã truyền tải được nét đẹp núi rừng thời xưa cổ. Bên cạnh đó phải kể đến bối cảnh làng Phan Thị được đầu tư với kinh phí lên đến hai tỷ đồng cùng với công sức ròng rã hai tháng trời của ekip làm phim. 

Kỹ xảo chất lượng 

Điều mà Trạng Tí Phiêu Lưu Ký làm được còn là trở thành một trong những phim Việt có kỹ xảo tốt nhất từ trước đến giờ. Không ít người đã ngạc nhiên khi thấy những nét cử động như thật của ông Thiện và ông Ác, hay sự xuất hiện của Thần Hồ lấy hình ảnh của chính chú hổ trong tranh dân gian Hàng Trống với những chuyển động “không hề giả trân”…

Cốt truyện gần gũi với trẻ thơ 

Dàn diễn viên Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Một trong những điểm cộng của Trạng Tí chinh là kịch bản phim xây dựng đơn giản, gần gũi phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Trạng Tí Phiêu Lưu Ký nhắm đến khán giả thiếu nhi nên nội dung hay tình tiết phim được xây dựng đơn giản, không hề có sự khó hiểu trong phim. Tuy đơn giản nhưng điều này không khiến bộ phim mất đi sự hấp dẫn, chính sự mộc mạc cùng những thước phim hài hước chính là yếu tố cuốn hút khán giả khi xem phim. Trạng Tí được mở đầu bởi một đoạn phim hoạt hình 3D được vẽ và đồ họa rất ấn tượng và đẹp mắt, thậm chí có nhiều phân cảnh không hề thua kém gì các bộ phim hoạt hình của Disney. 

Câu chuyện của phim rất dễ xem với tình tiết đơn giản, diễn ra liên tục cùng mới mạch phim nhanh và nhiều thứ kỳ ảo, chắc chắn sẽ rất thu hút các em nhỏ khi theo dõi phim.

Nhờ kỹ xảo được đầu tư đến nơi đến chốn nên yếu tố phiêu lưu và thần thoại của phim được nâng tầm rất nhiều, đặc biệt hơn là không mang đến cảm giác giả trân như một số phim Việt cùng đề tài khác. Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng các yếu tố về bối cảnh, văn hóa và phục trang cũng được phim rất chú trọng xây dựng nên không gây ra sự lấn cấn cho người xem khi thưởng thức. Bên cạnh đó, yếu tố hài hước của phim Trạng Tí được làm tương đối ổn, vui nhộn, trong khi những tình tiết cảm động ở cuối phim có thể sẽ lay động được nhiều bậc phụ huynh và các em nhỏ đến rạp xem.

Thông qua hành trình của các em nhỏ trong phim Trạng Tí, các nhà làm phim muốn gửi gắm đến các khán giả nhí bài học về việc biết nghĩ và chia sẻ cho người khác, đồng thời khuyên các em hãy biết yêu thương cha mẹ mình, bỏ ngoài tai những lời gièm pha của thiên hạ và làm những thứ để không phụ lòng cũng như khiến cha mẹ tự hào.

Điểm trừ của phim 

Tuy nhiên bộ phim vẫn vướng một số sạn xung quanh phân cảnh đổ nước vào giếng để lấy quả bưởi vô tình bị rơi vào đấy. Có một số ý kiến cho rằng việc đổ nước đầy giếng là không thể nào vì còn có mạch nước ngầm bên dưới, nhưng một số ý kiến khác cho rằng việc này hoàn toàn có thể nếu đó là giếng nước cạn đã bỏ hoang.

Về cách xây dựng nhân vật. Trạng Tí là một bộ phim kỳ lạ khi mà nhân vật chính lại lép về hơn hẳn những nhân vật phụ, không chỉ bởi tạo hình, sự thu hút ở gương mặt mà còn cả cách ứng xử và giải quyết vấn đề. Nếu như Trạng Tí trong truyện luôn lạc quan, vui vẻ, tốt bụng với mọi người thì Tí ở trong phim lại có cái gì đó rất đời thường, hay tự ti, đố kị với người khác trong khi tài năng không thực sự vượt trội, đồng thời sự chuyển biến từ tính cách xấu qua tính cách tốt của Tí quá chóng vánh khiến khán giả khó lòng tin tưởng vào sự thay đổi đó cũng như thiện cảm về nhân vật chính không quá nhiều.

Tiếp theo phải nói đến câu chuyện của phim. Mọi thứ trong phim Trạng Tí diễn ra quá đơn giản, hư cấu, phi logic và phi thực tế, đặc biệt cao trào cuối phim quá èo uột nên cảm giác xem phim không hề thỏa mãn. Những phân cảnh được sắp đặt để Tí thể hiện tài năng của mình cũng không thuyết phục được người xem vì một là nó quá đơn giản, hai là nó quá phức tạp, trong khi thái độ của Tí có vẻ hơi chảnh và việc chuyển cảnh quá gấp gáp khiến cho khán giả khó lòng trầm trồ thán phục về tài năng của nhân vật này.

Ngoài ra ekip làm phim còn lồng các yếu tố kì ảo và những viên đá nhiều màu sắc vào nội dung chính thay vì tập trung vào lịch sử (điểm mang đến thành công của truyện Trạng Tí). Đây chính là một điều khó hiểu đem lại điểm trừ cho bộ phim. Động cơ cho chuyến hành trình của Tí và sự xuất hiện của các nhân vật trong phim thực sự gây rất nhiều tranh cãi nhưng nhìn chung đều không thỏa đáng và thuyết phục. Cảm giác xem phim Trạng Tí giống như xem kịch thiếu nhi nhiều hơn là một tác phẩm điện ảnh và sau khi ra rạp thì hầu như khán giả không còn chút ấn tượng gì về phim. 

Bối cảnh và âm thanh được đầu tư chăm chút 

Với đầu tư lên đến 43 tỷ, Trạng Tí sở hữu phần sản xuất chỉn chu và kỹ lưỡng. Ê-kíp phim đã cẩn thận xây dựng cả một ngôi làng Phan Thị với những căn nhà tranh, vách lá lợp mái gỗ đặc trưng của làng quê Việt thời xưa. Những cảnh đẹp của đất nước tại Ninh Bình, Thái Bình hay Đồng Nai được đưa lên màn ảnh rộng vô cùng hùng vĩ. Phần kỹ xảo của phim Trạng Tí khá mượt mà và bắt mắt. Công nghệ CGI được đầu tư khá công phu kết hợp với hình ảnh phim đẹp sẽ mang đến những thước phim mãn nhãn cho khán giả.

Phần nhạc phim khá tốt với các giai điệu do Đức Trí thực hiện, phù hợp với màu sắc cổ tích chung của bộ phim và mang đến cảm giác trong trẻo, hào hứng. Ngoài ra, phim cũng có một vài màn ca múa khá đáng yêu để các khán giả nhí thưởng thức.

Với những tác phẩm của Ngô Thanh Vân, về khía cạnh đầu tư cho hình ảnh cũng như hình tượng nhân vật thì khỏi phải bàn. Bốn nhân vật nhí được tạo hình hết sức công phu, tỉ mỉ. Từ tóc tai đến trang phục cũng có sự chỉnh chu dù là những chi tiết nhỏ nhất. Dễ thấy nhất là hình ảnh tóc ba chỏm của Lê Tí hay đầu cây dừa của Dần Béo. Đến cả phụ kiện nhỏ nhặt như vòng kiềng của Dần hay sợi dây chuyền đá của Cả Mẹo, tất cả đều được đầu tư để giống với nguyên tác nhất.

Đã rất lâu rồi, điện ảnh Việt mới có một bộ phim thực sự dành cho trẻ con mà lại có “tầm” như vậy, trước sự độc tôn quá lâu của những bộ phim hoạt hình đến từ Hollywood. Thông điệp về tình cảm gia đình, bạn bè và sự đoàn kết được gửi gắm đến người xem. 

Dàn diễn viên Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Tóm lại, Trạng Tí Phiêu Lưu Ký là một bộ phim khá thú vị và hấp dẫn dành cho các em thiếu nhi. Nỗ lực để làm ra bộ phim này thực sự đáng ghi nhận và khích lệ nhưng chỉ ở trong trường hợp các nhà sản xuất sáng tạo và xây dựng các nhân vật mới chứ không phải là dựa vào các nhân vật sẵn có với những câu chuyện kinh điển và đã in sâu vào tâm trí tuổi thơ của đa phần khán giả.

Text: Kchannel – Source: zingnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Review Thám Tử Lừng Danh Conan: Viên Đạn Đỏ – ít yếu tố trinh thám nhưng mãn nhãn với các cảnh hành động

Bom tấn Mortal Kombat: Cuộc Chiến Sinh Tử gây nức lòng người hâm mộ với cảnh cận chiến mãn nhãn lẫn kỹ xảo, âm nhạc chất lừ 

Gợi ý những bộ phim tình cảm lãng mạn hay cho bạn thưởng thức hè này 

Tất tần tật về Godzilla Đại Chiến Kong – siêu bom tấn oanh tạc các phòng vé thời đại dịch Covid-19

Our Friend (Bạn Tôi) bom tấn độc lập lấy đi nước mắt từ câu chuyện cảm động có thật 

Review Bàn Tay Diệt Quỷ: Park Seo Joon nhập vai võ sĩ quyền anh MMA xuất sắc cùng nội dung trừ tà ám ảnh 

kchannel 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC