Mất ngủ là bệnh gì? Cách chữa trị chứng mất ngủ hiệu quả

Bệnh mất ngủ bắt nguồn từ đâu và tác hại của chứng mất ngủ đến sức khỏe cũng như cách chữa trị bạn cần tham khảo.

Hình: Internet

Sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng và bổ sung sức lực cho ngày hôm sau. Thế nên giấc ngủ là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vì vậy, việc mất ngủ hay ngủ không ngon giấc có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến cơ thể lẫn tinh thần mệt mỏi. Dấu hiệu cho một người mất ngủ là buổi sáng thức dậy cảm thấy vật vờ, không có sức sống, không thể tập trung từ công việc đến những hoạt động cá nhân hay vui chơi khác.

Vậy mất ngủ là gì? Nguyên nhân do đâu ? Phòng ngừa, điều trị mất ngủ như thế nào?

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ hay còn gọi là Insomnia, là chứng rối loạn giấc ngủ, khiến giấc ngủ trở nên kém về số lượng lẫn chất lượng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung trong ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Bình thường, một người trưởng thành phải đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày. Nhưng hiện tại, số lượng người ngủ không đủ thời gian này xuất hiện rất nhiều và trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Các khảo sát cho thấy rằng, thời gian ngủ giảm dần theo độ tuổi. 

  • Trẻ mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ em lớn hơn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm
  • Người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm
  • Người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm
Hình: Internet

Các dạng mất ngủ thường gặp

Có 2 loại mất ngủ mà chúng ta có nguy cơ gặp phải: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. 

Mất ngủ cấp tính (tạm thời)

Mất ngủ cấp tính là tình trạng xuất hiện trong thời gian ngắn, có thể là vài đêm hoặc vài tuần. Loại này thường gặp nhất và chiếm trung bình 30-40% dân số. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể bắt nguồn từ những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng đến tinh thần. Nếu không nhanh chóng chữa trị có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.

Hình: Internet

Mất ngủ mãn tính (lâu dài)

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng thì được xem là mất ngủ mãn tính. Người bị chứng mất ngủ mãn tính thường chỉ có thể ngủ được 3-4 giờ/ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 giờ 30 phút mới có thể ngủ được và thường hay tỉnh giấc bất chợt.

Nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ các bệnh về tinh thần như trầm cảm, stress lâu ngày hay những bệnh về thân thể như đau khớp hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc và chất kích thích. 

Hình: Internet

Tình trạng này cần được chữa trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được.

Đối tượng dễ bị mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi và giới tính nào:

Giới tính: Do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh hay trong thời gian thai kỳ, phái nữ thường mắc phải tình trạng mất ngủ nhiều hơn.

Tuổi tác: Với những người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 60, chứng mất ngủ sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhất.

Điều kiện sinh hoạt: Người thường xuyên thay đổi công việc, lịch trình làm việc, người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hay bị rối loạn sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất thường rất dễ mắc phải chứng mất ngủ mãn tính.

Những triệu chứng của bệnh mất ngủ

  • Khó đi vào giấc ngủ 
  • Khó duy trì giấc ngủ, tỉnh dậy nhiều lần lúc nửa đêm
  • Dậy quá sớm
  • Mệt mỏi sau khi ngủ dậy
  • Đi vệ sinh nhiều lần trong đêm
Hình: Internet

Cách phòng ngừa và điều trị

  • Để tránh tình trạng mất ngủ thâm niên, chúng ta nên: 
  • Tập luyện cố định thời gian đi ngủ và thức dậy
  • Vận động thường xuyên các bài tập thể thao
  • Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng 
  • Hạn chế ngủ vào buổi trưa
  • Không nên ăn hoặc uống trước khi đi ngủ
  • Thư giãn trước khi vào giấc ngủ 
Hình: Internet

Nguyên tắc điều trị mất ngủ:

  • Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn – thiền định – dưỡng sinh
Hình: Internet

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, giúp hồi phục năng lượng và là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập. Chính vì thế hãy chăm sóc và bảo vệ giấc ngủ của bạn một cách tốt nhất.

Text: Kchannel – Source: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm!

Tự học thiền tại nhà và những lưu ý khi hành thiền bạn cần tham khảo 

Công dụng tuyệt vời của nước ép củ dền với sắc vóc và sức khỏe cho phái đẹp

Tầm quan trọng của việc ăn sáng đối với sức khỏe và sắc vóc phái đẹp

13 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng Covid-19?

Vì sao Pilates là môn thể thao được sao Hàn và giới trẻ ưa chuộng hiện nay 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

    TIN MỚI